Họ Súng
Họ Súng

Họ Súng

Họ Súng (danh pháp khoa học: Nymphaeaceae) là một danh pháp thực vật để chỉ một họ trong thực vật có hoa. Hoa súng trắng là quốc hoa của Bangladesh. Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.Các loài súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên trên mặt nước. Lá súng hình tròn, các chi NymphaeaNuphar có lá bị khía chữ V nối từ mép lá tới phần cuống lá, nhưng chi Victoria lại có lá hoàn toàn tròn và không bị khía. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 - 12 (thường 5 - 6) đôi khi có màu và lớn hơn cánh hoa như ở chi Nuphar. Cánh hoa nhiều, xếp lớp (ở chi Nuphar cánh hoa rất nhỏ và có dạng vảy). Nhị nhiều, xếp xoắn. Bộ nhụy gồm 5 - 35 lá noãn, hợp nguyên lá noãn với bầu thượng, trung hoặc hạ. Tổng cộng 4-6 chi và khoảng 60-80 loài (tùy theo hệ thống phân loại), phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam có 4 chi với khoảng 7-8 loài là Nymphaea (N. nouchali, N. pubescens, N. rubra, N. tetragona), Barclaya (B. longifolia), Euryale (E. ferox, có thể trồng ở khu vực miền bắc) và Victoria (Victoria amazonica, du nhập từ Nam Mỹ, trồng trong một số thảo cầm viên).Theo phân loại của nghề làm vườn thì các loài súng bao gồm 2 thể loại chính là: súng chịu rét và súng nhiệt đới. Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm cũng như là nhóm duy nhất có chứa các loài súng với hoa có màu xanh lam.Khả năng tồn tại của hạt súng theo thời gian là rất dài, vào khoảng 2000 năm.Hoa súng có thể có mùi thơm (chẳng hạn loài súng thơm Nymphaea odorata). Hiện nay tồn tại khoảng vài trăm giống hoa súng khác nhau.Họa sĩ người Pháp Claude Monet đã có một loạt các tranh vẽ cây và hoa súng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Họ Súng http://www.hortweek.com/channel/OrnamentalsProduct... http://www3.interscience.wiley.com/journal/1226303... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/boj.123... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //dx.doi.org/10.1007%2Fs00606-011-0526-z //dx.doi.org/10.1080%2F00173134.2013.769626 //dx.doi.org/10.1111%2Fboj.12385 //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1095-8339.2007.00659.x //dx.doi.org/10.1111%2Fj.1095-8339.2009.00996.x //dx.doi.org/10.1139%2Fgen-2013-0039